Tổng hợp 86 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-15 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Khi tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ muốn áp dụng phương pháp này cho bé yêu nhà mình, nhưng lúng túng trong việc xây dựng 1 thực đơn phong phú đúng chuẩn. Sau đây là  tổng hợp 86 các món ngon nhất cho bé ăn dặm theo pp ADKN, mời các mẹ tham khảo.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi

Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày

Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

1. Cà rốt nghiền cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)

Unknown

Nguyên liệu

Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật 1

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 2. Cháo bắp / Cháo ngô ngọt (5 phút)

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.

3. Súp bánh mỳ sữa (5 phút)

Nguyên liệu

Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát

Cách làm

Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.

Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.

4. Cháo đậu cô ve (10 phút)

Nguyên liệu

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm

(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

5. Cháo rau chân vịt (2 phút)

Nguyên liệu

Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

6. Súp khoai tây sữa cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)

Nguyên liệu

1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

7. Mỳ (Udon) nấu nước rau củ (10 phút)

Nguyên liệu

20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.

Cách làm

(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p (2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.

Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm.

8. Súp sữa bí đỏ (10 phút)

Nguyên liệu

20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm

(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p (2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.

9. Thạch táo tươi (5 phút)

Nguyên liệu

1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm

(1) Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm. (2) Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Chú ý: Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon.

10. Nước đào với chanh (3 phút)

Nguyên liệu

1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.

Cách làm

Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh là ok.

Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào không bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu không cần thiết.

11. Thạch cà chua (30 phút)

Nguyên liệu:

1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh

Cách làm

(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn (2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1 phút. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20 phút cho đông.

Chú ý: Nếu cà chua không chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường.

12. Sữa chua dưa lưới (3 phút)

Nguyên liệu:

1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm:

Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Chú ý: Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua.

13. Tào phớ vị cam (3 phút)

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.

Cách làm:

Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Chú ý: Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn.

14. Táo nghiền (3 phút)

Nguyên liệu:

1/4 quả táo

Cách làm:

Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Chú ý: Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật 2

15. Sữa đậu nành trộn chuối (2 phút)

Nguyên liệu:

1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành

Cách làm:

Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.

Chú ý: Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát.

16. Súp sữa chua dâu tây (2 phút)

Nguyên liệu:

2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.

Cách làm:

Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Chú ý: Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.

17. Đậu hũ trộn nước cam (3 phút)
– Nguyên liệu: 1 muỗng lớn nước cam (15 ml), 2 muỗng lớn đậu hũ non (30 ml)

– Cách chế biến: Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhuyễn, ray qua luới trộn với nước cam.

Dùng lọai nước cam dành cho em bé hoặc nước cam vắt pha lõang tỉ lệ 1:5.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa.

Số bữa dặm: 2 bữa/ngày

Số lượng sữa: giảm dần lượng sữa theo yc của bé.

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm: (tức là cộng thêm loại thực phẩm bé ăn được, không phải cộng thêm số lượng)

Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)

Cháo : 40-80 gr (corn flake, macaroni, )

Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại

18. Cháo mận muối (2 phút)

Nguyên liệu:

4 thìa cà phê cháo trắng, 1/4 quả mận muối (ô mai mận), 1 chút tỏi tây (?).

Cách làm:

Nghiền cháo trắng cho nhuyễn. Mận muối bỏ hạt, nghiền nhuyễn, cho lên mặt cháo cùng với tỏi tây.

Chú ý: Làm mềm ô mai mận bằng cách ngâm quả ô mai trong nước nóng già khoảng 10p. Cách này cũng giúp quả ô mai bớt mặn.

19. Cháo cá thịt trắng và cà rốt (20 phút)

Nguyên liệu:

50g cà rốt, 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng), 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô), 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn)

Cách làm:

(1) Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .(2), Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm (3) Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nước dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.

Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nước lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh.

20. Cháo đậu cô ve và vừng đen (10 phút)

Nguyên liệu:

1 thìa đậu cô ve luộc chín, 4 thìa cháo trắng, 1 thìa nước dashi (hoặc nước rau củ hay nước hầm xương đều được), vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.

Cách làm:

Cho đậu cô ve vào nước dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.

Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được.

21. Sốt thịt gà băm nấu khoai môn (10 phút)

Nguyên liệu:

(70g) khoai môn, 2 thìa thịt gà bằm, bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh), 2/3 cup nước dashi (100ml), 2 thìa hành lá bằm nhuyễn, nước tương (xì dầu) vừa đủ.

Cách làm:

Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2 phút. Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nước dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p). Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là ok.

Chú ý: Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt.

22. Cháo cá cơm lá dâu non cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)

Nguyên liệu:

4 thìa cà phê cháo 1:5, 1 thìa cá cơm, 1 ~ 2 lá dâu non

Cách làm:

Cá cơm đun với 1 chút nước lá chè xanh để khử mùi, xong luộc chín nghiền nhuyễn. Lá dâu non cũng luộc chín, nghiền nhuyễn. Có thể để riêng cá và lá dâu thành 1 đĩa, cháo trắng để riêng 1 bát; hoặc trình bày theo kiểu cháo trắng múc trước, sau đó rắc lá dâu nghiền lên, cuối cùng là xúc 1 cá cơm để lên trên cùng, khi ăn thì trộn đều ăn hoặc từng thứ 1.

Chú ý: Có thể thay cá cơm bằng các loại cá thịt trắng: cũng hấp chín và nghiền tới độ thô bé ăn là ok.

23. Khoai tây nghiền trộn gan gà cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm (20 phút)

Nguyên liệu:

1/4 củ khoai tây (khoảng 20g), gan gà 20g, 10g cọng cải bó xôi, 1 chút bột năng, 1 thìa súp nước dùng gà, 1/2 thìa cà phê nước tương.

Cách làm:

Khoai tây hấp chín làm nhỏ. Gan gà rửa sạch, trụng qua nước sôi già có đun chút gừng để khử mùi sau đó hấp chín, dùng dĩa/thìa làm nhỏ thì sẽ không có mùi nồng như xay.. Cọng cải bó xôi háp chín, lấy sống dao làm mềm rồi bằm nhỏ. Cho nước tương (xì dầu) vào nồi nước dùng gà, sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào, đun cho tới khi sôi bùng thì vặn lửa nhỏ, cho thêm bột năng cho sánh, đun thêm 1 đến 1,5 phút nữa thì tắt bếp.

Chú ý: Có thể cho thêm các loại rau củ khác tùy ý..

24. Cháo với tương bột (natto) (5 phút)

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê tương bột (natto), 4 thìa cà phê cháo 1:5

Cách làm:

Cho tương bột vào 1 chén nước lọc lạnh, quậy nát ra rồi đổ vào nồi cháo, đun sôi lại là xong.

Chú ý: Có thể cho thêm rau để món cháo nhiều màu sắc bắt mắt hơn.

Natto là tên gọi của loại tương đậu nành dạng bột, giống như kiểu tương bần cả hạt của Việt Nam mình. Vì thế nếu mẹ nào cầu kỳ muốn cho bé ăn món này đúng thep hướng dẫn, thì có thể mua tương bần cả hạt, về vớt cái hạt ra rửa sạch cho bớt mặn rồi nghiền nhuyễn nấu cháo cũng sẽ được mùi vị gần tương tự.

Đơn giản, dễ ăn hơn là thay natto bằng đậu phụ. Có thể cho thêm chút xì dầu, chưng đậu phụ với xì dầu rồi dằm ra cho bé ăn cùng với cháo. Rau củ đi kèm thì đúng điệu nhất là củ cải hoặc cải thảo. Còn nếu không thì rau nào cũng được.

25. Khoai lang nghiền với patê gan (5 phút)

Nguyên liệu:

40g khoai lang, 1 lòng đỏ trứng, 3 thìa cà phê (15ml) sữa (sữa bột), một chút pate gan và rau củ tùy thích.

Cách làm:

Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bọc nilon thực phẩm, cho vào lò vi sóng hấp tới khi chín (khoai chuyển sang màu trong). Lấy ra để bay hết khói nghiền nhỏ. Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun ở lửa nhỏ khoảng 10p cho trứng chín, vừa đun vừa khuấy đều tay để tránh bị dính đáy nồi. Cho khoai lang nghiền + pate gan + rau củ (đã làm chín) vào, khuấy đều và điều chỉnh tới độ đặc vừa ăn của bé. Đun sôi lại thì tắt bếp, nhấc ra để nguội.

Chú ý: Có thể hấp khoai bằng nồi hấp cũng OK.

26. Súp miso nấu khoai tây (hay còn gọi là món súp khoai tây nấu tương bột) (10 phút)

Nguyên liệu:

4 lát khoai tây (khoảng 30g) , 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng

Cách làm:

Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.

Chú ý: Khoai tây khi còn nóng sẽ dính và khó nghiền. Nên để nguội (bay hết khói) hẵng nghiền thì sẽ OK hơn.

27. Đậu phụ nghiền nấu với nước sốt rau củ (15 phút)

Nguyên liệu:

3 thìa canh đậu phụ bìa, 20g thịt ức gà, 10g hành tây, 60ml nước dashi, ½ thìa cà phê bột năng, 1 chút nước xì dầu.

Cách làm:

Hành tây luộc chín với nc dashi cho bớt hăng, bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. Ức gà bằm nhỏ, cho vào nấu cùng với hành tây và xì dầu ở lửa nhỏ từ 2 – 3 phút. Cho bột năng vào để làm sánh hỗn hợp. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ. Khi ăn thì rưới nước sốt lên đậu phụ.

28. Mỳ khoai lang cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm kiểu nhật (15 phút)

Nguyên liệu:

40g mỳ (mỳ udon của Nhật), 10g khoai lang, 100ml nước dùng, một chút bột năng.

Cách làm:

Mỳ luộc với nước dùng cho tới khi chín mềm (bấm nhẹ tay thấy nát). Khoai lang hấp chín, nghiền nhỏ, cho 1 chút bột năng cho sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ.

Chú ý: Khoai lang có thể hấp trong lò vi sóng cũng ok. Nhớ phải luôn gọt vỏ trước khi chế biến.

29. Bí đỏ nghiền trộn sữa (5 phút)

Nguyên liệu:

40g bí đỏ, 1/4 thìa cà phê bơ (khoảng 1,5g), 30g sữa bột

Cách làm:

Bí đỏ sơ chế sạch, thái lát mỏng, bọc nilon thực phẩm rồi hấp chín trong lò vi sóng khoảng 1 phút, sau đó nghiền tới độ thô bé ăn. Bơ cũng làm tan chảy, sữa pha theo đúng hướng dẫn rồi trộn với bí đỏ là xong.

Chú ý: Nên trộn bơ và sữa vào sau khi bí nguội bớt (bay hết hơi) thì sẽ không bị nhão.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật 3

30. Súp bánh mỳ và táo (10 phút)

Nguyên liệu:

6 lát bánh mỳ gối (loại 12 lát cắt/bánh), 1/8 quả táo , 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà)

Cách làm:

Bỏ phần riềm cứng của bánh mỳ, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mỳ nở mềm. Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mỳ nhuyễn tới độ thô bé ăn. Táo thái lát mỏng, háp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được.

Chú ý: Khi đun súp cần chú ý tới độ đặc để gia giảm nước dùng cho vừa.

31. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)

Nguyên liệu:

30 đậu phụ, 1 /6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)

Cách làm:

Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.

Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.

32. Bánh mỳ nghiền với nước cam và sữa (5 phút)

Nguyên liệu:

6 lát bánh mỳ gối, 10 – 15ml nước cam, 60ml sữa

Cách làm:

Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, xé nhỏ, đun ở lửa nhỏ cho bánh mỳ nở đều. Cho sữa và nước cam vào, đun lửa nhỏ thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.

33. Đậu phụ với cà rốt và sữa ngô nghiền (10 phút)

Nguyên liệu:

2 thìa cà phê sữa ngô đóng hộp (corn cream), 30g đậu phụ, 10g cà rốt, một chút bột năng, 60ml nước dùng gà, một chút xì dầu (nếu thích)

Cách làm:

Hấp cà rốt chín mềm bằng lò vi sóng. Trong lúc đó thì đun nước dùng gà với sữa ngô và xì dầu ở lửa nhỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhỏ cũng cho vào nồi sốt đang đun. Thêm chút bột năng cho sốt sánh. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ bày ra đĩa, rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô lên trên.

34. Súp bánh mỳ phô mai (10 phút)

Nguyên liệu:

6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng, 10g phô mai

Cách làm:

Bánh mỳ bỏ phần vỏ cứng, xé nhỏ đun với nước dùng cho mềm và nở trương. Phô mai cắt miếng nhỏ, cho vào đun cùng bánh mỳ ở lửa nhỏ trong 3 phút. Tắt bếp, đảo đều bánh mỳ và phô mai cho quyện với nhau là OK.

Chú ý: Nên chọn loại phô mai ít muối.

35. Bánh xốp đậu phụ (10 phút)

Nguyên liệu:

20g đậu phụ, 1/2 lòng đỏ trứng, 60ml sữa, bột khoai tây (potato starch), một chút đường.

Cách làm:

Cho lòng đỏ trứng, sữa và đường vào nồi, quậy tan thành hỗn hợp đồng nhất rồi đun lửa nhỏ cho tới khi hỗn hợp chín, khuấy thấy nặng tay. Cho tiếp bột khoai tây vào cho đặc. Đậu phụ dằm nhuyễn mịn, trộn với hỗn hợp trên rồi làm đông lạnh trong tủ lạnh.

36. Súp bánh mỳ rau củ kiểu Ý (10 phút)

Nguyên liệu:

6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng rau củ, 10g cà chua, 1 tẹo phô mai sợi.

Cách làm:

Bánh mỳ bỏ riềm cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và nở trương. Cà chua hấp chín, bằm nhỏ (có thể dùng tương cà chua cũng được: 1 thìa cà phê), để lên trên bát súp cùn với chút phô mai sợi, thế là xong.

37. Súp cà rốt với cá hồi và đậu cô ve (10 phút)

Nguyên liệu:

(10g approx), 10g cà rốt, đậu cô ve 20g. 20g cá hồi tươi, 80ml nước dùng rau củ, 1 tẹo bột năng.

Cách làm:

Cá hồi hấp chín, dằm nhỏ, xào với chút dầu hoặc bơ và hành tây bằm nhỏ cho thơm.. Đậu cô ve luộc chín, cũng nghiền nhuyễn lấy bột, bỏ vỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn. Cho hỗn hợp đậu cô ve và cà rốt nghiền vào đun với nước dùng trong 2 -3p rồi cho cá hồi vào, cho tiếp bột năng vào tạo độ sánh..

38. Mỳ nấu với rau chân vịt (15 phút)

Nguyên liệu:

40g mỳ, 10 – 20g rau chân vịt, một chút bột năng, 1 thài cà phê tương cà chua (ketchup), 100ml nước dùng gà.

Cách làm:

Mỳ đun với 2/3 lượng nước dùng gà ở lửa nhỏ cho chín nhừ (và ngấm hết nước dùng vào mỳ), cắt tới độ thô bé ăn. Rau chân vịt làm chín, bằm nhỏ, trộn với tương cà chua. Hòa bột năng với chỗ nước dùng còn lại, cho vào hỗn hợp rau chân vịt và cà chua tạo thành sốt. Khi ăn thì rưới sốt lên mỳ.

Chú ý: Đối với các loại rau nhiều xơ như rau chân vịt thì nên bằm/thái theo chiều ngang để hạn chế xơ của món ăn.

39. Cá thịt trắng hấp với nước sốt trắng và cà chua (10 phút)

Nguyên liệu:

10g hành tây, 10g cá thịt trắng, sốt trắng 30g, 10g cà chua, 60ml nước.

Cách làm:

Hành tây bằm nhỏ, xào với cá thịt trắng đã làm chín dằm nhuyễn cho thơm. Cho nước sốt trắng và 60ml nước vào, rim ở lửa nhỏ khoảng 3p. Hấp chín cà chua, nghiền nhuyễn. Múc hỗn hợp ra đĩa sâu lòng hoặc bát, cho cà chua lên trên.

Chú ý: Có thể thay cà chua nghiền bằng dâu nghiền cũng ok.

Nước sốt trắng là một loại gia vị phổ biến tại Nhật, thường bán sẵn trong các gói nhỏ (giống kiểu nước sốt cà ri hay sốt kho cá của mình). Nếu tự làm thì có thể tham khảo công thức sau của mẹ Zounoha:

“Sốt trắng white souce không biết ở VN mình có không, mình thì sang đây rồi mới biết có loại sốt này. Sốt này dùng khi ăn thịt hambuger hay trộn với cơm, thịt gà, nấm các loại rồi trên rắc phomat nướng trong lò thành món gratin,… Người Nhật nói trẻ con rất thích loại sốt này, món nào mà bé không thích thì cứ cho sốt này vào là bé sẽ ăn. Không biết nói có quá không, còn bản thân mình thì thấy đúng là sốt này ngon thật. Hôm qua mình làm theo hướng dẫn của sách nấu ăn dặm để làm sốt trắng cho trẻ em, tức là không nhiều chất béo và các chất khác. Cách làm như sau

1. 60g hành tây thái nhỏ, xào nhỏ lửa cho tới khi chín mềm, ngả màu vàng với 1 chút dầu ăn.

2. Cho 50g bột mỳ đã qua rây (cho khỏi dính cụm vào nhau) vào (1), đảo đều 1 lúc.

3. Cho từ từ 400ml sữa tươi vào (2) , vừa cho vừa đảo đều, chú ý vẫn là nhỏ lửa. Sau khi cho hết sữa thì cho lửa to lên 1 chút (lửa vừa, hơi nhỏ), và đảo luôn tay.

4. Độ 3 phút sau sẽ thấy sốt đặc dần lại, tiếp tục đảo cho đến khi thấy sôi lục bục, và lúc này sốt sẽ đặc lại vừa đủ “

40. Nui sốt cà chua cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật (15 phút)

Nguyên liệu:

2 thìa canh nui sống (khoảng 30g), 60ml nước dùng rau củ, 20g cà chua tươi hoặc 1 thìa tương cà chua, 1 tẹo bột năng.

Cách làm:

Luộc nui với nước dùng tới khi mềm, dùng tay ấn nhẹ thấy nát là ok. Vớt nui ra trộn với dầu ăn cho khỏi dính, cắt nhỏ tới độ thô bé ăn. Làm sốt cà chua bằng cách hấp chín cà chua rồi nghiền nhuyễn, cho thêm bột năng tạo độ sánh. Khi ăn thì rưới sốt cà chua lên đĩa mỳ. Có thể rắc thêm phô mai nếu thích.

41. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)

– Nguyên liệu:

4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn cá dăm khô, một chút rong biển

– Cách chế biến:

(1) Cá dăm cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ.
(2) Cho rong biển và (1) vào cháo.

Cá dăm khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ.

42. Đậu hũ, cà chua trộn cá ngừ (10 phút)

– Nguyên liệu:

3 muỗng lớn đậu hũ non (45 ml), 1 muỗng lớn cà chua (15 ml), 2 muỗng nhỏ cá ngừ đóng hộp (10 ml).

– Cách chế biến:

(1) Cá ngừ bỏ bớt nước, đánh tơi ra. Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhỏ. Cà chua trụng nước sôi bóc vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ.
(2) Trộn đều (1) với nhau.

43. Sốt đậu hũ, sữa, trứng (10 phút)

– Nguyên liệu:

2 muỗng lớn đậu hũ non (30 ml), 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1/4 ly sữa (50 ml), một ít bột gạo và đường.

– Cách chế biến:

(1) Sốt sữa trứng: Cho trứng, sữa, đường vào nồi, trộn đều rồi nấu sôi nhỏ lửa. Cho bột gạo vào tạo độ sánh.
(2) Cho (1) ra chén, cho đậu hũ nghiền nhuyễn lên trên.

Sốt sữa trứng này có thể ăn với bánh mì lát.

44. Súp cá hồi, cà rốt, đậu sora (đậu tằm) (10 phút)

– Nguyên liệu:

1/8 miếng cá hồi tươi (khoảng 10 g), 1/2 muỗng lớn cà rốt (7.5 ml), 1 quả đậu sora, 1/3 ly nước rau luộc, một ít bột gạo

– Cách chế biến:

(1) Cá hồi tươi luộc sơ, bỏ da và xương, xé tơi. Đậu sora luộc chín mềm, bóc vỏ, nghiền nhỏ.

(2) Cho nước rau luộc vào cá hồi và cà rốt (đã nghiền nhuyễn và rây qua lưới) nấu sôi khoảng 2 ~ 3 phút.

(3) Cho bột vào tạo độ sánh. Sau đó, cho đậu sora (đã nghiền nhuyễn) lên trên.

Có thể sử dụng đậu nành tươi, bóc lớp màng mỏng đi rồi nghiền nhỏ.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 9-10-11 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món sashimi (cá sống). Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.

Số lượng bữa dặm: 3 bữa/ngày

Số lượng sữa: 600 ~ 800ml/ngày

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 5 nước (4 -5 cup nước với 50g gạo, gần giống cơm của ng lớn but nát hơn)

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm

Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)

Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr

Đậu phụ: 40-50 gr

Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)

Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)

Chú ý nấu các món thịt màu đỏ hoặc có thành phần là gan để chống thiếu sắt.

45. Cá nục sốt tương 10 phút

Nguyên liệu:

1/2 thìa cà phê tương hột, 1 thìa cà phê đường, 30 nước dùng, chút bột năng, 50g cá nục, 1 tẹo gừng tươi.

Cách làm:

Cá nục hấp/luộc chín với 1 chút gừng cho thơm, rồi dằm nhuyễn để lọc hết da va xương nhỏ. Hòa nước dùng + đường + tương hột thành 1 hỗn hợp, cho thịt cá vào đun ở lửa nhỏ (rim) khoảng 5p. Cuối cùng hòa bột năng, đổ vào để làm sánh món ăn là xong.

Món này dùng để ăn với cháo.

46. Mực và khoai môn viên (15 phút)

Nguyên liệu:

30g khoai môn, 50g mực, ½ thìa cà phê bột chiên.

Cách làm:

Khoai môn cắt lát mỏng, hấp chín, thái hạt lựu khoảng 0,5mm. Mực xay nhuyễn, trộn với bột chiên cho mịn, viên thành từng viên nhỏ đường kính 1cm rồi lăn qua khoai môn cho khoai dính đều. Cho các viên mực vào nồi, hấp cách thủy cho chín.

Chú ý: Có thể hấp khoai môn trong lò vi sóng cho chín trong 2 phút.

47. Món cơm thịt lợn viên (10 phút)

Nguyên liệu:

30g thịt lợn xay, 250ml nước dùng gà, hành lá vừa đủ, ½ thìa dầu hào, 60g gạo.

Cách làm:

Dùng ½ chỗ nước dùng để nấu 60g gạo thành dạng cháo đặc (cơm nát). Trộn dầu hào với ½ chỗ nước dùng còn lại, rim thịt lợn trong khoảng 5 phút cho chín thịt. Cho chỗ cơm nát vào xào với thịt rim và hành lá cắt nhỏ, đun tới khi hành lá chín là ok.

Chú ý: Có thể đập thêm ½ cái lòng đỏ trứng gà vào, hỗn hợp cơm vừa xào, hấp thêm 3 phút cho trứng chín sẽ thành món cơm trứng ốp lết.

48. Thịt bò cuộn bắp cải (15 phút)

Nguyên liệu:

30g thịt bò xay (phần hơi mỡ), 1 thìa cà phê hành tây, 3 lá bắp cải cỡ vừa (có thể dùng lá cải thảo), 1 chút bột năng, 100ml nước dùng, tẹo muối.

Cách làm:

(1) lá bắp cải rửa sạch, bỏ phần cuộng cứng, hấp chín nhưng chú ý không làm rách. (2), Thịt bò xào với hành tây cho chín tới. Dùng lá bắp cải để cuộn nhân là phần thịt bò vừa xào thành từng thanh thuôn dài, ghim lại bằng tăm tre cho khỏi tuột. Đổ nước dùng vào chảo sâu lòng, cho các cuộn thịt bò vào, rim nhỏ lửa tới khi nước cạn còn ½ (khoảng 5- 6p). Lấy các cuộn thịt bò ra, cắt nhỏ vừa bé ăn. Chỗ nước rim còn lại cho bột năng và chút muối vào, đun sôi lạitạo sốt rưới lên các miếng thịt bò cuộn.

Chú ý: Có thể dùng nước sốt trắng để ăn kèm, như vậy không cần làm sốt mà dùng tới muối.

49. Cơm trứng rau củ (15 phút)

Nguyên liệu:

20g củ cải, 10 – 20g rau chân vịt, ½ lòng đỏ trứng gà, 250ml nước dùng gà, 60g gạo.

Cách làm:

Rau củ hấp chín, bằm nhở tới độ thô bé ăn. Dùng ½ lượng nước dùng để nấu 60g gạo thành cháo đặc (cơm nát). Dùng ½ chỗ nước dùng còn lại rim rau củ cho mềm nhừ. Đánh tan lòng đỏ trứng, xào với cơm.

Chú ý: Để riêng phàn rau củ rim 1 đĩa, và xúc cơm rang với trứng vào 1 bát nhỏ. Khi ăn mới trộn chung.

50. Ức gà xào cải thảo và dầu vừng cho bé 10-11 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)

Nguyên liệu:

50g cải thảo, 30g ức gà, 1 thìa cà phê dầu vừng (mè), ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê xì dầu

Cách làm:

Cải thảo luộc chín cả lá, thái con chì cỡ 1mm theo chiều ngang của lá. Ức gà thái quân cờ cỡ 5mm, hấp/luộc chín. Trộn hỗn hợp gồm dầu vừng, đường, xì dầu cho đều, cho cải thảo và ức gà đã làm chín vào xào thêm khoảng 2p là ok.

Chú ý: nếu miếng thịt gà vẫn to hơn khả năng ăn của bé, thì có thể dùng tay xé thành miếng bé hơn.

51. Gà xào bí đỏ (10 phút)

Nguyên liệu:

30g ức gà, 60g bí đỏ, ½ thìa cà phê xì dầu, 100ml nước dùng, bột năng 1 chút

Cách làm:

Bí đỏ hấp chín, cắt hình quân cờ cỡ 1,5cm. Ức gà bằm nhỏ tới độ thô bé ăn (hình quân cờ cỡ 5mm), rim với hỗn hợp gồm nước dùng + nc xì dầu ở lửa nhỏ cho chín mếm (khoảng 7p). Cho bí đỏ vào đun cùng. Cuối cùng cho bột năng vào cho sánh.

Chú ý: Nên đổ thịt gà vào hỗn hợp rồi mới đun, như vậy thịt sẽ không bị vón.

52. Gà hấp khoai lang và sữa (10 phút)

Nguyên liệu:

30g khoai lang, ½ quả trứng gà, 60ml sữa tươi, 20g ức gà

Cách làm:

Khoai lang cắt lát mỏng, hấp trong LVS koảng 1p cho chín. Dằm nát bằng dĩa khi còn nóng. Trộn khoai lang nghiền với thịt gà bằm, trứng gà quậy nát và sữa thành 1 hỗn hợp đồng nhất. Trút vào 1 cái bát/ chén sứ sâu lòng có bôi lớp dầu mỏng cho khỏi dính. Cho vào lò vi sóng hấp từ 2 – 5p cho tới khi xăm ở giữa thấy không dính que thăm là chín.

Chú ý: Có thể hấp ½ tg, rồi bỏ ra phết 1 lớp lòng đỏ trứng lên mặt thì sẽ đẹp mắt và ngon hơn..

53. Bánh nướng kiểu Pháp (10 phút)

Nguyên liệu:

4 lát bánh mỳ gối, ½ quả trứng gà, 1 thìa cà phê đường, 45ml sữa, 5g bơ

Cách làm:

Trộn hỗn hợp sữa + đường + trứng gà cho đều. Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, cắt miếng vừa bé ăn. Phết hỗn hợp vừa trộn lên mặt bánh mỳ, cho lên chảo đã có sẵn bơ nóng chảy, rán tới khi mỗi mặt có màu nâu nhạt là ok.

Chú ý:

Nên dùng chảo không dính để bánh không bị cháy và dính khi rán.

54. Khoai lang rán (5 phút)

Nguyên liệu:

80g khoai lang, 1 thìa cà phê dầu mè, ½ thìa cà phê đường, 1 – 2 thìa cà phê xì dầu.

Cách làm:

Khoai lang cắt miếng vừa ăn, hấp chín. Hòa hỗn hợp gồm đường + dầu mè + xì dầu cho tan đều, sau đó cho khoai lang vào rim cho tới khi nước cạn là ok.

Chú ý: Có thể rắc chút hạt vừng rang vàng lên trên cho đẹp mắt.

55. Gan nấu củ cải (15 phút)

Nguyên liệu:

50g củ cải, 40g gan gà, 100ml nước dùng, 1 thìa xì dàu, 1 chút bột năng

Cách làm:

Luộc gan gà với 1 chút gừng cho thơm, rồi cắt miếng vừa ăn (hình quân cỡ cỡ 1cm). Củ cải cắt miếng vừa ăn (quân cỡ cỡ 1cm), cũng luộc chín bằng 1.2 chỗ nước dùng. Chỗ nước dùng còn lại cho chút bột năng vào tạo sánh, cho xì dầu vào đun làm thành nước sốt. Khi ăn thì rưới lên phần củ cải và gan gà đã làm chín.

Chú ý: Cần phải đảm bảo gan gà đã chín kỹ (không còn chảy ra nước đỏ) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

56. Udon sốt thịt heo (10 phút)

– Nguyên liệu:

1/2 muỗng lớn hành tây băm nhuyễn (7,5g), 1 muỗng lớn thịt heo băm (15 g), 1 gói sốt cà chua dành cho em bé, 1/4 ly nước (50 ml), 60 g udon (ở Việt Nam có thể thay bằng bánh canh hoặc bún sợi to)

– Cách chế biến:

(1) Cho nước, hành tây, thịt heo băm vào nồi, trộn đều, nấu trên lửa nhỏ khoảng 1 phút.

(2) Cho sốt cà chua vào trộn đều, tắt lửa. Cho undon cắt ngắn 2 cm vào, trộn đều.

Có thể thay nước bằng nước luộc gà và cho thêm phô mai lát xắt sợi để tăng dinh dưỡng cho bé.

57. Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt (10 phút)

– Nguyên liệu:

30g đậu hũ, 30g cải ngọt, 20g nấm kim châm, nước dashi, 1/3 ly nước lọc, nước tương

– Cách chế biến:

(1) Đậu hũ cắt miếng dày 1 cm. Cải ngọt luộc chín mềm, cắt khúc dài 1 cm. Nấm kim châm cắt khúc dài 1 cm.

(2) Cho (1) vào nồi cùng với nước lọc, nấu sôi trên lửa nhỏ khoảng 2 phút, cho thêm nước dashi vào trộn đều,
nêm nước tương.

Có thể chọn đậu hũ non hoặc đậu hũ trắng bình thường.

Món ngon cho bé 12-15 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).

58. Súp rau kiểu Ý (minestrone) (10 phút)

– Nguyên liệu:

10 g nui, 2 cây xúc xích, 1 muỗng lớn hành tây, 3 cm rau cần (lấy phần cọng nhỏ), 3 cm cà rốt, 1/4 quả cà chua, 1/2
ly nước rau luộc, một ít muối.

– Cách chế biến:

(1) Nui luộc chín, vớt ra rổ. Xúc xích cắt nhỏ vừa ăn. Rau cần xắt mỏng. Cà rốt xắt miếng dày 1 cm. Cà chua bỏ vỏ và hạt, băm nhỏ. Hành tây cắt miếng dày 2 cm.

(2) Cho nước luộc rau vào (1), nấu sôi 3 phút, nêm vừa ăn.

Nếu xúc xích mặn, nên luộc qua cho bớt mặn.

59. Cá ngừ lưỡi kiếm chiên (10 phút)

– Nguyên liệu:

50 g cá ngừ lưỡi kiếm, 20 g rau bina, dầu ăn, một ít bột phô mai, một ít muối.

– Cách chế biến:

(1) Cá ngừ lưỡi kiếm cắt miếng dài, mỏng, ướp muối. Rau bina luộc chín, cắt khúc 1 cm.

(2) Cho dầu ăn vào chảo, chiên cá vàng hai mặt. Chỗ còn lại của chảo thì xào rau bina.

(3) Vớt cá ra dĩa, rắc bột phô mai lên trên. Cho thêm rau bina lên dĩa.

Có thể luộc rau bina rồi chia từng phần nhỏ, trữ đông, dùng dần.

60. Thịt và khoai tây viên bọc bột chiên (15 phút)

– Nguyên liệu:

2 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt xay, 1/2 củ khoai tây, một ít muối, một ít trứng, một ít bột cà mì

– Cách chế biến:

(1) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.

(2) Thịt bằm trộn với hành tây, xào qua, nêm vừa ăn.

(3) Trộn đều (1) với (2), nặn thành viên, nhúng qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng với dầu 170 độ C.

Đối với người lớn, món này có thể nêm thêm muối và thêm sữa sẽ ngon hơn.

61. Bánh mì sandwich kẹp trứng (15 phút)

– Nguyên liệu:

1 trứng gà luộc chín, 15 g phô mai tươi, 2 lát bánh mì (loại 12 lát)

– Cách chế biến:

(1) Trứng gà dằm nhỏ, trộn với phô mai tươi, phết lên bánh mì, kẹp thêm một lát bánh mì lên trên.

(2) Gói (1) trong giấy bạc, ấn nhẹ khoảng 5 phút cho hailớp bánh mì dính vào nhau. Cắt bỏ phần bìa bánh mì, sau đó cắt miếng vừa ăn.

62. Hamburger đậu hũ và thịt băm (15 phút)

– Nguyên liệu:

30 g đậu hũ, 20 g thịt băm, 1 muỗng lớn bột bánh mì, 1 muỗng lớn hành tây băm nhỏ, vài khoanh cà rốt dày 5 mm, 2 muỗng nhỏ đường, 40 ml nước, một ít bơ, muối, dầu ăn.

– Cách chế biến:

(1) Cho đậu hũ, thịt băm, hành tây, bột bánh mì, muối vào tô, trộn đều. Chia làm hai phần, nặn thành miếng tròn.

(2) Cho dầu vào chảo, dầu sôi thì cho (1) vào chiên 2 phút.

(3) Cho cà rốt, bơ, đường, muối, nước vào nồi, nấu sôi lửa nhỏ khoảng 4 ~ 5 phút cho đến khi nước sền sệt, chan lên
(2).

Cà rốt có thể tỉa hoa cho đẹp.

63. Cơm sốt kem cải thảo và thịt nguội (10 phút)

– Nguyên liệu:

1 lát thịt nguội, 1/2 lá cải thảo (20 g), 1 gói white sauce (thực phẩm trẻ em, nước sốt màu trắng làm từ bơ, sữa), 80g cơm, muối, một ít bột gạo.

– Cách chế biến:

(1) Cải thảo cắt làm 3 rồi xắt mỏng, thịt nguội cắt làm 4 rồi xắt mỏng.

(2) Cho 40 ml nước vào nồi nấu sôi, cho white sauce vào,
trộn đều.

(3) Cho (1) vào (2), nêm muối, nấu sôi 1~ 2 phút.

(4) Khuấy bột bột gạo cho vào để tạo độ sánh. Chan sốt lên
cơm.

Chọn loại thịt nguội ít muối và chất phụ gia.

64. Thịt cua viên rán (15 phút)

– Nguyên liệu:

30 g thịt cua, 1/2 củ khoai tây, 2 muỗng lớn hành tây, 1 muỗng lớn sữa tươi, một ít muối, dầu ăn, trứng, bột cà mì.

– Cách chế biến:

(1) Thịt cua luộc (hoặc hấ) chín, xé tơi. Hành tây băm nhỏ, xào qua.

(2) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.

(3) Trộn (1) và (2) với muối và sữa tươi. Chia làm 4 phần, viên tròn, lăn qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng 1 phút với dầu ở nhiệt độ 170 độ C.

Dùng thịt càng cua sẽ dễ xé tơi hơn.

65. Cơm sốt thịt gà và trứng (5 phút)

– Nguyên liệu:

1/8 củ hành tây, 1 muỗng nhỏ rong biển, 50 g thịt gà ức, 1/2 trứng gà, 1/4 ly nước dashi, 1/2 muỗng nhỏ đường, một ít nước tương, 80 g cơm.

– Cách chế biến:

(1) Ức gà xắt lát mỏng ngang thớ. Hành tây xắt miếng dày 5 mm, dài 1,5 cm. Rong biển luộc chín, xắt nhỏ.

(2) Cho thịt gà, hành tây, nước dashi, đường, nước tương vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa. Khi sôi trộn đều, khi thịt gà đã săn cho thêm rong biển vào, cho trứng vào khuấy đều. Chan sốt lên cơm.

Có thể thay hành tây bằng đầu hành lá băm nhỏ.

66. Thịt bò nướng kiểu Nhật (15 phút)

– Nguyên liệu:

40 g thịt bò, 20 g hành lá, 20 g sợi shirataki (sợi như bún làm từ bột củ nhược こんにゃく), 1 muỗng nhỏ đường, 1/2
muỗng nhỏ nước tương.

– Cách chế biến:

(1) Thịt bò cắt miếng dài 1,5 cm, hành lá xắt mỏng. Sợi shirataki cắt ngắn 2 cm, luộc qua.

(2) Cho thịt bò và hành vào chảo, nêm đường, nước tương, nướng lửa vừa. Cuối cùng cho sơi shirataki vào, cho thêm
chút nước dùng vào, tắt lửa.

Không luộc sợi shirataki quá kỹ.

67. Bánh pizza kiểu Nhật (10 phút)

– Nguyên liệu:

1/2 lá bắp cải, 1/2 muỗng lớn bột mì, 1 muỗng lớn trứng gà, 5 g thịt heo, 1/2 muỗng lớn tép, 1/2 muỗng lớn nước, một ít muối, dầu ăn.
– Cách chế biến:
(1) Bắp cải, tép băm nhỏ.
(2) Trộn đều bột mì, trứng, muối, nước sao cho không bị vón cục. Cho thêm tôm, bắp cải vào trộn đều.

(3) Cho dầu vào chảo nóng, chia (2) làm 2 phần cho vào chảo nướng 2 phút. Cho thịt heo lên trên, lật lại nướng
thêm 1 phút.

Chọn loại tép đã chế biến.

68. Sốt thịt bò và đậu hũ (10 phút)

– Nguyên liệu:

50 g đậu hũ, 20 g thịt bò băm nhỏ, 1 muỗng lớn hành tây, 1 gói nước sốt cà chua (thực phẩm em bé), 40 ml nước, một
ít bột gạo, muối.

– Cách chế biến:

(1) Đậu hũ gói trong giấy thấm cho ráo nước.
(2) Thịt bò băm nhỏ, hành tây đánh tơi, cho nước và sốt cà chua vào nấu sôi 1 phút.
(3) Cho đậu hũ vào (2), cho bột gạo tạo độ sánh, nêm muối vừa ăn.

Đậu hũ dùng tay bóp vụn sẽ ngon hơn

69. Cơm gà (10 phút)

– Nguyên liệu:

80 g cơm, 1 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt gà ức, 1 cây măng tây, 1 túi sốt cà chua (thực phẩm em bé), muối, dầu ăn.

– Cách chế biến:

(1) Hành tây, thịt gà băm nhỏ. Măng tây cắt khúc vừa ăn.

(2) Xào thịt gà và hành tây với dầu ăn. Khi thịt đã săn, cho sốt cà chua, măng tây, muối vào, nấu thêm 1~2 phút.

Có thể cho thêm tương cà để tạo màu.

70. Thịt gà viên kho củ cải, cà rốt, củ ngưu bàng (20 phút)

– Nguyên liệu:

30 g thịt gà xay, 1/2 muỗng nhỏ bột khoai tây, 1 muỗng nhỏ bột cà mì, 50 g củ cải, 20 g cà rốt, 10 g củ ngưu bàng, 1 ly nước dashi, 1 muỗng nhỏ nước tương, một ít bột gạo.

– Cách chế biến:

(1) Củ cải và cà rốt cắt miếng dày 1 cm, luộc chín. Củ ngưu bàng xắt mỏng, ngâm nước 5 phút, luộc chín.

(2) Cho bột khoai tây và bột cà mì vào thịt gà xay, trộn đều, nặn thành viên tròn.

(3) Cho nước dashi và nước tương vào nồi nấu sôi, cho (1) và (2) vào. Nấu đến khi nước còn xấp xấp thì cho bột gạo
vào tạo độ sánh.

Củ ngưu bàng cắt bỏ phần xơ.

71. Cơm xào nấm (10 phút)

– Nguyên liệu:

80 g cơm, 20 g thịt gà băm, 10 g nấm kim châm, 10 g nấm quạt (まいたけ), 1 quả hạt dẻ luộc, 30 ml nước dashi

– Cách chế biến:

(1) Nấm kim châm cắt khúc 1 cm. Nấm quạt cắt nhỏ. Hạt dẻ luộc sơ, cắt nhỏ.

(2) Cho nước dashi và thịt gà vào nồi, trộn đều, nấu sôi lửa vừa 1~2 phút.

(3) Cho thêm (1) vào (2) nấu đến khi nước gần cạn, cho cơm vào trộn đều.

Lưu ý: Món này có thể thêm lượng nguyên liệu cho người lớn. Thay nấm bằng khoai lang cũng ngon.

72. Bánh mì nướng trứng (5 phút)

– Nguyên liệu:

4 lát bánh mì nướng, 2 muỗng lớn trứng gà, 1/4 muỗng bột phô mai, một ít mùi tây, một ít bơ.

– Cách chế biến:

(1) Bánh mì nướng nhúng qua nước ấm, vắt ráo nước.

(2) Cho trứng, bột phô mai, mùi tây băm nhỏ vào tô trộn đều, phết lên bánh mì. Phết thêm bơ hai mặt bánh mì rồi
cho vào lò nướng 2 phút.

73. Bánh mì chiên rau (10 phút)

– Nguyên liệu:

1 gói rau trộn (thực phẩm em bé), 3 muỗng lớn bột mì, 1 muỗng lớn cà rốt băm nhỏ, 2 muỗng lớn trứng, dầu ăn

– Cách chế biến:

(1) Rau trộn trần qua nước sôi.
(2) Cho bột mì, cà rốt, trứng vào (1), trộn đều. Nếu đặc quá thì cho thêm nước.
(3) Cho dầu vào chảo, chia (2) làm 4 phần, trải mỏng, chiên vàng hai mặt trong 2~3 phút.

Lưu ý: Tránh dùng loại bột mì có vị quá ngọt.

74. Thịt heo kho tương miso (15 phút)

– Nguyên liệu:

30 g thịt heo, 1/4 củ khoai tây, 1 khoanh cà rốt 1 cm, 1/16 củ hành tây, 1/2 muỗng tương miso, 2/3 ly nước, một ít bột gạo.

– Cách chế biến:

(1) Thịt heo xắt nhỏ. Hành tây cắt miếng 1 cm. Khoai tây xắt miếng 1 cm, ngâm nước. Cà rốt xắt miếng 1 cm, luộc
chín mềm.
(2) Cho (1) vào nồi, thêm nước, tương miso, nấu sôi lửa nhỏ. Khi nước gần cạn, cho bột gạo tạo độ sánh.

Lưu ý: có thể thay thịt heo bằng thịt gà.

75. Soba xào thịt hun khói (15 phút)

– Nguyên liệu:

80 g soba xào, 1/8 củ hành tây, 50 g bắp cải, 1/2 miếng thịt heo xông khói (bacon), 3 muỗng lớn bắp hộp, 1/2 ly nước luộc gà, một ít bột gạo

– Cách chế biến:

(1) Soba xào cắt khúc 3 cm, thịt heo hun khói xắt miếng 1 cm, luộc sơ, vớt ra rổ. Hành tây xắt mỏng, bắp cải cắt bỏ
phần cuống, luộc chín, cắt miếng 1 cm.

(2) Cho (1) và bắp vào chảo, cho nước luộc gà vào nấu sôi lửa vừa. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa nấu thêm 1~2 phút. Cuối cùng cho bột gạo tạo độ sánh.

Lưu ý: Thịt hun khói sẽ ra mỡ nên không cần dùng dầu ăn.

76. Hamburger thịt gà vị miso (10 phút)

– Nguyên liệu:

40 g thịt gà xay, 1 muỗng lớn bột mì, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1/2 muỗng lớn dầu ăn, 1/2 muỗng nhỏ tương miso, 2
muỗng lớn mirin (một loại rượu sake ngọt dùng làm gia vị của Nhật)

– Cách chế biến:

(1) Miso khuấy đều với mirin.

(2) Cho bột mì, lòng đỏ trứng vào thịt gà, trộn đều, chia làm 2 phần.

(3) Viên (2) thành miếng tròn, dày 1 cm. Cho dầu vào chảo nóng, chiên hơi vàng 2 mặt với lửa vừa.

(4) Chan (1) lên thịt gà vừa chiên xong.

Món này nêm mặn hơn một chút có thể làm món ăn cho người lớn.

77. Udon xào thịt heo (10 phút)

– Nguyên liệu:

80 g udon luộc, 1 muỗng lớn hành lá, 2 lát thịt heo dùng để nướng, 1 lá cải ngọt, 2 muỗng lớn nước, nước tương, dầu
ăn.

– Cách chế biến:

(1) Thịt heo xắt nhỏ. Cải ngọt luộc chín, phần cọng xắt khúc 1 cm, phần lá xắt nhỏ. Hành lá băm nhỏ. Udon cắt khúc 4cm.

(2) Cho dầu ăn vào chảo. Udon xào sơ, cho phần nguyên liệu còn lại vào, cho nước vào, nêm nước tương, nấu thêm 2
phút.

Lưu ý: Có thể thay thịt heo dùng để nướng bằng thịt heo thông thường.

78. Cánh gà kho mật ong và nước tương (10 phút)

– Nguyên liệu:

2 cánh gà (phần cuối cánh), 2 muỗng nhỏ mật ong, 1/2 lát chanh, 1/2 ly nước, một ít muối

– Cách chế biến:

(1) Dùng dao cắt cánh gà một đường theo chiều dọc phía trước.
(2) Cho mật ong, nước, muối, chanh (bỏ vỏ) vào nồi trộn đều, cho (1) vào nấu trên lửa nhỏ đến khi cạn nước.

Lưu ý: Có thể thay cánh gà bằng đùi gà lóc xương.

79. Cơm sốt tôm, kem bắp, bắp cải (15 phút)

– Nguyên liệu:

4 muỗng lớn kem bắp, 2 con tôm lột vỏ, 50 g bắp cải, 1/2 ly nước dashi, 80 g cơm, một ít bột gạo.

– Cách chế biến:

(1) Tôm băm nhỏ, nghiền nhuyễn. Bắp cải bỏ phần cọng, luộc chín, ngâm nước lạnh, xắt sợi 2 cm rồi xắt nhỏ.

(2) Cho tôm vào nước dashi nấu sôi lửa nhỏ, khi nước sôi vặn lửa nhỏ, cho kem bắp và bắp cải vào, trộn đều. Cho bột
gạo tạo độ sánh. Chan sốt lên cơm.

Lưu ý: Bắp cải luộc có nhiều nước.

80. Khoai tây chiên chấm phô mai (5 phút)

– Nguyên liệu:

5~6 miếng khoai tây chiên, 1/2 muỗng lớn pa-tê hoa quả (thực phẩm em bé), 1 muỗng lớn phô mai tươi

– Cách chế biến:

(1) Khoai tây chhiên vàng đều với dầu 170 độ C.

(2) Trộn đều pa-tê hoa quả với phô mai tươi, chan lên khoai
tây.

Lưu ý: Món này người lớn có thể dùng với rượu.

81. Bánh mì nướng phô mai (15 phút)

– Nguyên liệu:

1/2 lát bánh mì (loại 12 lát), 1/2 muỗng lớn ớt chuông, 2 muỗng nhỏ phô mai, một ít dầu ăn

– Cách chế biến:

(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, cắt làm 4 phần hình tam giác. Ớt chuông xắt nhỏ.

(2) Ớt chuông xào qua với dầu ăn. Cho ớt chuông, phô mai lên bánh mì rồi cho vào lò nướng đến khi bánh mì sém là
được.

Món này cho thêm tiêu có thể làm mồi nhắm bia.

82. Đậu hũ và thịt heo nấu vị dashi (10 phút)

– Nguyên liệu:

10 g nấm kim châm, 10 g miến, 20 g thịt heo băm, 30 g đậu hũ trắng, 50 ml nước dashi, một ít hành lá, nước tương

– Cách chế biến:

(1) Miến ngâm nước ấm, cắt ngắn 2 cm. Đậu hũ cắt miếng1,5 cm. Nấm kim châm, hành lá cắt khúc 1 cm.

(2) Cho nước dashi vào nồi, cho thịt băm vào trộn đều, nấu sôi lửa nhỏ. Cho (1) vào nấu thêm 2 phút lửa vừa.

(3) Nêm nước tương, cho hành lá vào trộn đều.

83. Bánh mì lát cuốn mè đen (3 phút)

– Nguyên liệu:

1 lát bánh mì (loại 12 miếng), 1 muỗng lớn mè đen, 1/2 muỗng lớn mật ong

– Cách chế biến:

(1) Mè đen trộn với mật ong.
(2) Phết (1) lên bánh mì, cuộn tròn, gói trong nilon để khoảng 5 phút cho bánh mì và mè dính vào nhau.
(3) Tháo nilon, cắt làm 4.

Chú ý: Có thể để bánh mì trên nilon để cuốn, sẽ dễ cuốn hơn.

84. Măng tây luộc, pa-tê gan gà trộn phô mai (10 phút)

– Nguyên liệu:

1~2 cây măng tây, 100 ml nước rau luộc, 1 muỗng nhỏ phô mai trắng, 1 muỗng nhỏ pa-tê gan (thực phẩm em bé)

– Cách chế biến:

(1) Măng tây cắt bỏ gốc, cắt khúc 4 cm, lột vỏ, cắt đôi.

(2) Cho (1), nước luộc rau vào nồi, nấu sôi lửa nhỏ đến khi măng tây chín mềm. Bắc ra để nguội.

(3) Trộn pa-tê gan gà với phô mai. Bày ra dĩa cùng với măng tây.

Chú ý: Món này nêm mặn hơn một chút có thể làm món ăn cho người lớn.

85. Soba xào thịt bò (15 phút)

– Nguyên liệu:

60 g soba xào, 20 g thịt bò băm, 20 g cải thảo, 1 gói dashi hòa tan (thực phẩm em bé), 50 ml nước, tương cà, nước
tương, bột gạo.

– Cách chế biến:

(1) Soba luộc sơ, vớt ra rổ. Cải thảo xắt mỏng.

(2) Cho nước và dashi vào nồi, nấu sôi. Cho thịt bò vào. Cho thêm (1) vào nấu sôi 1~2 phút.

(3) Cho tương cà, nước tương vừa ăn. Cho bột gạo tạo độ sánh. Chan lên soba.

Soba cắt ngắn vừa ăn.

86. Đậu tương sốt cà chua (15 phút)

– Nguyên liệu:

50 g đậu tương đã ngâm nở, 3 quả cà chua (loại cà chua nhỏ), 1/8 củ hành tây, 1 gói nước sốt cà chua (thực phẩm
em bé), 2/3 ly nước.

– Cách chế biến:

(1) Hành tây xắt mỏng, cà chua cắt làm 4.

(2) Cho hành tây, đậu tương, sốt cà chua vào nồi nấu sôi lửa vừa. Khi sôi vặn nhỏ lửa. Nấu đến khi nước gần cạn.

(3) Cho cà chua ào trộn đều.

Chú ý: Cà chua nên trụng nước sôi, bỏ vỏ, bỏ hạt. Món này có thể dùng làm món ăn kiêng cho người lớn, nêm thêm muối
và tiêu sẽ ngon hơn.

MỘT VÀI HỎI ĐÁP VỀ ĂN DẶM KIỂU NHẬT

1, Trước khi cho bé ăn dặm có cần tráng ruột bằng nước cà rốt ko?

Trả lời: KHÔNG!
Đó là kinh nghiệm không đúng. Nước cà rốt không có tác dụng tráng ruột hay hạn chế RLTH đâu.
Mà các mẹ nên tuân thủ việc cho con ăn cháo trắng đầu tiên, vì trong gạo tẻ có chứa B1, tốt cho việc phòng ngừa và chữa trị tiêu chảy.

2, Nước Dashi dùng để làm gì?

Nước Dashi là hỗn hợp nước hầm của rong biển, cá bào. Nước có vị ngọt ngọt tự nhiên của cá bào và rong biển, thêm vị thơm dịu nhẹ.
Nước dashi thích hợp dùng làm nước dùng, để cho thêm vào cháo, nước súp, v.v…
Có thể coi nước dashi là một dạng “hạt nêm tự nhiên” giúp món ăn của con thêm thơm ngon hơn.

Nếu không có điều kiện mua rong biển hay cá bào, các mẹ hoàn toàn có thể dùng nước luộc rau củ, nước hầm vỏ tôm, nước hầm xương bay lợn để làm nước dùng khi chế biến món ăn cho con, cũng giúp món ăn thêm thơm ngon.

3, Khi nào cho bé ăn sữa chua?

Sữa chua được đưa vào nhóm đạm, tức là giống thịt cá. Vì thế có thể cho bé ăn từ 5 tháng tuổi. Nhưng nên chọn sữa chua không đường. Và tốt nhất là tự làm.

4, Bé đang ăn bột ngọt có chuyển sang ăn dặm kiểu Nhật được không? Bé đã ăn dặm (theo 1 kiểu khác) rồi có ăn dặm kiểu nhật được không?

Câu trả lời là: Không có gì là không thể.

Tức là nếu mẹ tâm đắc, mẹ hiểu cốt lõi của PP này và mong muốn con có đc những thói quen, nền nếp khi con đc rèn ăn dặm theo PP này thì mẹ đều có thể làm được.

Nguyên tắc là đọc tài liệu, so sánh với con xem so với giai đoạn thì con đã có những gì và chưa có những gì để bổ sung những kỹ năng còn thiếu cho con.

Vd nếu bé mới 5m, và mới ăn bột ngọt, nghĩa là mẹ hoàn toàn có thể tập lại cho con ăn từ cháo trắng bình thường.
Còn nếu con đã 7 -8m, đã ăn dặm kiểu truyền thống hoặc kiểu khác, nếu mẹ muốn cho con ăn theo ăn dặm kiểu nhật, thì so sánh độ thô con đang ăn được là của giai đoạn nào và bắt đầu tập tiếp các kỹ năng khác của giai đoạn đó.

Nguồn: andamchobe.com

 

Tin Liên Quan