4 NHÓM BIẾNG ĂN THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

4 NHÓM BIẾNG ĂN THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Gần đây, Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc, đã báo cáo rằng: biếng ăn không chỉ là một biểu hiện hành vi mà liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ. Biếng ăn có thể nghiêm trọng và kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà còn ảnh hưởng đến phát triển não bộ. Đa phần các biếng ăn là do người chăm sóc bé không đúng gây ra, chăm sóc không đúng lâu ngày sẽ làm hành vi ăn uống bé thay đổi và biếng ăn là hệ quả tất yếu. Biếng ăn đa dạng tùy bé, tùy nguyên nhân, nhưng có 4 nhóm biếng ăn thường gặp:

NHÓM 1: Bé cân nặng đạt chuẩn hay vượt chuẩn, không tăng cân sau 1 thời gian (> 6 tuần)
Nếu là bé nào ở nhóm1, thì bé đang tự điều chỉnh theo đúng nhu cầu của bé. Sau 2 tuần, bạn có thể điểu chỉnh tăng lại lượng ban đầu. Nếu bé vẫn không đồng ý mức tăng trở lại, thì nhu cầu bé chỉ đến đó, đừng ép bé làm gì. Ví dụ: bé đang có cân nặng đạt chuẩn, mỗi bữa bé chỉ ăn 2-3 muỗng thì ngưng và ngậm không ăn nữa. Khi đó mẹ đừng ép hay dụ bé ăn trong 2 tuần. Mỗi khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa thì ngưng ngay. Sau 2 tuần có thể tăng thêm lượng ăn cho bé, tuy nhiên bé không chịu, có nghĩa là lượng ăn hiện tại chính là lượng bé cần, không ép bé ăn nữa.

NHÓM 2: Bé chỉ uống sữa, hoặc uống nước hoặc nước trái cây/ăn trái cây. Nhất quyết không ăn dù mọi cách.

Nếu bé nào ở nhóm 2, thì đây là trạng thái bé đổi vị. Biện pháp là giảm các loại này xuống mức giới hạn.
Sữa là 500ml/ngày
Nước trái cây là <80mL/ngày (bé dưới 1 tuổi), <120mL/ngày (bé 1-3 tuổi), <250mL/ngày (bé trên 3 tuổi).
Trái cây: không cho ăn trong bữa ăn, sau ăn 30 phút hoặc tách riêng ra thành bữa phụ. Lựa trái cây có 2 vị : chua và ngọt, lạt và ngọt, đừng chỉ 1 vị ngọt [tách vị ngọt ra tối đa].
Bé trên 10 tháng thì tập uống nước/nước ép/uống sữa bằng ly hoặc ống hút. Không cho bé dùng bình để uống nước ép/nước.

NHÓM 3: Cấu trúc thức ăn dặm bé không đúng độ tuổi

Nếu bé nào qua 7 tháng mà vẫn ăn cháo loãng mịn; hoặc qua 10 tháng mà vẫn ăn cháo, chưa được tập ăn cơm nát. Cứ trễ 1 tháng sau độ tuổi cần chuyển cấu trúc là bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Bé nào rơi vào nhóm 3 này là bé đang bị biếng ăn cấu trúc. Biếng ăn này rất phức tạp vì làm bé không phân biệt cấu trúc thức ăn, nên lâu dần làm bé rất sợ khi ăn. Biểu hiện chủ đạo là nhè thức ăn hoặc quay đầu khi thấy thức ăn, la khóc nhiều. Đây là biếng ăn kết hợp với rối loạn tâm lý.

Cha mẹ cần phải hiểu: cấu trúc loãng đặc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có hay không, mà nó liên quan đến phát triển não bộ, do đó đến độ tuổi là cần phải chuyển cấu trúc để không bị vấn đề này. Đây là vấn đề liên quan đến biếng ăn tâm lý. – đó là chia sẽ của Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc.
Đọc bài viết của tôi ngày 6/5/2016 để hiểu rõ hơn 3 dạng cấu trúc theo độ tuổi.

Cần làm gì? Thay đổi cấu trúc cho bé. Cho bé ăn riêng các loại thức ăn cho 2 tuần, và giới thiệu dạng đúng cấu trúc cho bé, từ từ từng ít một. 1 -2 ngày, bé có thể không ăn gì,vẫn không sao. Giữ đúng lượng sữa.

NHÓM 4: Bé vi phạm luật mama (dù chỉ 1 lần)
Cha mẹ nên hiểu rằng: luật mama là luật giúp bé phân biệt rõ ràng khi nào ăn và chơi. Dưới 6 tháng, việc này không cần thiết, nhưng sau 6 tháng, não bộ bé phát triển, vận động cũng phát triển. Nếu không có sự phân biệt rõ rệt giữa ăn và chơi, não bé sẽ không bao giờ phát triển sang 1 bước mới là nhận thức bữa ăn, và hơn hết bé sẽ không biết là bé đang ăn (điều này rất tồi tệ trong tiêu hóa và phát triển vị giác, do đó biếng ăn là điều tất yếu, là dạng biếng ăn nghiêm trọng và kéo dài, khó phục hồi trước 5 tuổi- thời điểm khác não bộ sẽ thay đổi 1 lần nữa).
Tại sao không vi phạm dù chỉ 1 lần? Não bé tuổi dưới 1 là không ổn định, 1 lần là đủ để bé có thể thay đổi hành vi. Ví dụ, bạn chỉ cần cho bé xem TV lúc ăn 1 lần vô tình nào đó, thì đến bữa ăn bé sẽ không ăn đến khi bạn bế bé đến gần TV.

Bé rơi vào nhóm 4 này, thì cần sự kiên nhẫn tối đa của bạn để giúp bé.

* Đầu tiên, bạn nhận ra bạn sai chổ nào ở luật mama.

* Do đó tuân thủ luật mama và cho bé ăn ngồi ghế. Nếu bé nhất quyết đòi đi rong thì cho bé vào ghế trước ăn 5 phút và cho bé món đồ chơi bé chơi trên ghế và sau đó cho bé ăn, để bé quên dần việc đi rong, sau đó 2 tuần, dần bỏ luôn món đồ chơi đó.

* Nếu bé bướng quá 10 phút thì lau miệng bé, đừng cố kéo dài bữa ăn và ép bé ăn khi bé không chịu ăn. Theo Gs.Bs. Gallen, càng kéo dài bữa ăn càng làm bé khó chịu, và gặp nhiều vấn đề tiêu hóa. Lau miệng bé, kết thúc bữa ăn, đợi 2 tiếng sau giới thiệu lại bữa ăn chính khác hoặc 1 bữa phụ khác.

* Ngày kế tiếp bé vẫn được cho ăn bình thường và lập lại quy trình cứ sau 2 giờ.

* Nên nhớ điều này: Nếu không giúp bé sửa dần thì biếng ăn có thể lên đến 5 tuổi. Nếu bạn bắt đầu sửa sai thì có thể sẽ gặp khó khăn và chống cự của bé vài tuần hoặc vài tháng, nhưng đâu lại vào đó, bé lại ngoan lại. Sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng là chìa khóa thành công trong giai đoạn bé đã bị biếng ăn nhóm 4.

Notes:
Taylor, CM et al. (2015)i Picky/fussy eating in children: Review of definitions, assessment, prevalence and dietary intakes, Appetite 9, 349 – 359.
Gallen, L. (2013) What to Do When A Child Won’t Eat: Feeding Disorders & Developmental Disabilities.

Nguồn:fb Anh Nguyen

 

Tin Liên Quan