Cột mốc phát triển quan trọng của bé từ 0-4 tuổi mẹ cần biết

  • Giá sản phẩm Liên Hệ
  • Hãng sản xuất
  • Chất lượng
Mua hàng

Mỗi ngày với bé là một niềm vui khám phá mới. Sẽ không có gì lạ khi bé lại phát hiện thêm kỹ năng mới với từng ngày trôi qua. Vào mỗi một độ tuổi, bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Chỉ khi nắm vững được điều này, ba mẹ mới có thể giữ bé an toàn và khỏe mạnh.

Sự phát triển kỹ năng của bé được chia thành 4 loại

vận động thô

Vận động thô bao gồm những kỹ năng vận động cơ bản

– Vận động thô: Những động tác sử dụng cơ lớn của cơ thể bao gồm ngồi, đứng, đi, chạy, giữ cân bằng và di chuyển vị trí.

Vận động tinh: Kỹ năng vận động đòi hỏi sự linh hoạt của các cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay bao gồm các hoạt động như cầm, gắp đồ ăn, vẽ, mặc quần áo, chơi, viết. Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt.

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?
Làm thế nào để phát triển kĩ năng vận động của trẻ? Trong quá trình phát triển các kỹ năng vận động của trẻ, có những hoạt động mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ tự đi trên đôi chân của mình. Sau đây là một vài bí quyết bổ ích giúp cho bé tập đi, bạn hãy tùy theo độ tuổi của con mà áp dụng nhé!

– Ngôn ngữ: Kỹ năng nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ, hiểu được những gì người khác nói.

Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ.

Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.

Mẹ có thể tham khảo bảng chỉ dẫn dưới đây để nắm được từng kỹ năng của bé phát triển thế nào ở độ tuổi 0-4. Lưu ý: Không phải bé nào cũng giống nhau, mỗi bé phát triển kỹ năng ở từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, mẹ không có gì phải lo lắng khi bé con nhà mình chậm hay nhanh ở một vài kỹ năng trong từng cột mốc. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có vấn đề bất thường, mẹ nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn kỹ càng nhất.

 

Độ tuổiVận động thôVận động tinhNgôn ngữ/Xã hộiNhận thức
3 tháng tuổi trở lên
  • Cuộn mình từ trước ra sau.
  • Có thể tự điều khiển đầu và cổ khi được bế ngồi hoặc đứng.
  • Tự nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp.
  • Duỗi chân thẳng và đá lại chân mình khi nằm sấp hoặc ngửa, trườn xuống bằng chân khi nằm.
  • Đụng hai tay vào nhau.
  • Nắm và xòe hai tay.
  • Đưa tay lên miệng.
  • Với tay lên.
  • Tự cười hoặc cười với mẹ.
  • Biểu cảm của gương mặt gây nên bởi thay đổi của cơ thể bé.
  • Bắt chước một số chuyển động cơ thể và nét mặt của người khác.
  • Thích nhìn mặt đối mặt.
  • Dõi theo vật chuyển động.
  • Nhận biết đồ vật và người quen.
8 tháng tuổi trở lên
  • Lăn từ trước ra sau và từ sau ra trước điệu nghệ hơn.
  • Có thể tự ngồi.
  • Có thể đứng vững trên hai chân khi được vịn tay.
  • Kiểm soát cơ thể và cánh tay.
  • Giữ và lắc đồ chơi bằng tay.
  • Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  • Dùng tay khám phá đồ vật mới lạ.
  • Nhớ một vài người thân quen.
  • Mỉm cười với mình trong gương.
  • Phản ứng khi người khác bày tỏ cảm xúc.
  • Bắt chước theo tiếng động.
  • Theo dõi chuyển động của mọi điều xung quanh.
  • Khám phá thế giới bằng tay và miệng.
  • Khó chịu khi không với được thứ ngoài tầm với.
  • Để ý xem người khác đang theo dõi điều gì và nhìn theo.
Từ 12-14 tháng tuổi
  • Tự ngồi mà không cần trợ giúp.
  • Bò bằng hai tay hai chân.
  • Tự vịn hai tay và đứng lên.
  • Đứng một lúc mà không cần vịn.
  • Nắm tay người lớn và tự bước 2-3 bước.
  • Có thể leo cầu thang khi được người lớn cầm hai tay.
  • Ngón cái và ngón trỏ linh hoạt hơn.
  • Đưa đồ vào hộp và lấy ra.
  • Đẩy đồ chơi.
  • Quen với việc uống nước từ cốc.
  • Vẽ nguệch ngoạc với bút chì.
  • Biết cầm muỗng nghịch.
  • Mắc cỡ hoặc lo lắng khi gặp người lạ.
  • Bắt chước người khác trong lúc chơi.
  • Yêu thích món đồ chơi nhất định.
  • Biết đưa tay chân ra khi mẹ mặc quần áo.
  • Phản ứng khi ai đó gọi tên mình.
  • Nói ba hoặc mama, đa đa.
  • Đòi hỏi gì đó nhưng không khóc.
  • Biết cách dừng lại khi mẹ nói không.
  • Khám phá đồ vật xung quanh bằng nhiều cách khác nhau như lắc, đập, ném, thả.
  • Nhớ tên gọi của các đồ vật quen thuộc.
  • Thích thú với âm nhạc.
  • Bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và tác động.
18 thángtuổi 
  • Trèo vào ghế.
  • Tự đi chập chững không cần trợ giúp.
  • Leo cầu thang điệu nghệ hơn những vẫn cần trợ giúp.
  • Xây dựng “tòa tháp” 3 tầng.
  • Biết cách dùng muỗng.
  • Biết cách giở sách.
  • Uống nước bằng cốc với hai tay.
  • Nói nhiều hơn hoặc khoảng 20 từ.
  • Biết làm theo chỉ dẫn đơn giản, tự cởi quần áo cơ bản.
  • Biết phân biệt một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Chỉ bằng ngón tay trỏ đến người quen khi được hỏi.
  • Phụ mẹ những “nhiệm vụ” cực kỳ đơn giản.
  • Sử dụng đồ vật như công cụ.
  • Biết sắp xếp các hình dạng hợp lý.
24 tháng tuổi
  • Vừa đi vừa kéo đồ chơi.
  • Vừa đi vừa cầm theo nhiều món đồ chơi.
  • Bắt đầu chạy.
  • Đá hay ném bóng.
  • Tự trèo lên và xuống ghế.
  • Đi lên và xuống cầu thang khi được dắt tay.
  • Xếp một tháp 4 tầng hoặc nhiều hơn.
  • Tìm hình tương ứng của câu đố về hình dạng đơn giản.
  • Lật sách dễ dàng hơn.
  • Nói được 2 từ đơn.
  • Bắt chước hành vi của người khác.
  • Vui mừng khi được chơi đùa với những đứa trẻ khác.
  • Muốn thể hiện tính độc lập.
  • Có những hành động mang tính thách thức.
  • Bắt đầu biết giả vờ.
3 tuổi
  • Đi lên và xuống cầu thang.
  • Chạy nhanh hơn, nhảy nhót.
  • Ném bóng lên không.
  • Vẽ được đường thẳng từ trên xuống dưới, trái qua phải và ngược lại.
  • Xếp một tháp hơn 6 khối.
  • Biết cách cầm bút đúng tay.
  • Mở và đóng các nắp hộp.
  • Thể hiện tình cảm với bạn bè.
  • Biết cái gì là của mình và của người khác.
  • Phản đối những thay đổi.
  • Hỏi rất nhiều.
  • Ném đồ chơi đi.
  • Yêu cầu giúp đỡ.
  • Nhớ tên họ đầy đủ của mình.
  • Nhận ra nhiều thứ bên ngoài và có thể chỉ vào hình tương tự trên tivi, sách báo.
  • Phân biệt hình dạng, màu sắc.
  • Hiểu sự khác nhau giữa 1 và 2.
  • Tên các bộ phận trên cơ thể.
4 tuổi
  • Đứng bằng một chân khoảng 4 giây.
  • Đá bóng lên trước.
  • Bắt bóng đập lại.
  • Vẽ hình người với 2-4 bộ phận trên cơ thể.
  • Vẽ hình tròn và vuông.
  • Quay vòng ngón tay cái.
  • Biết đếm ngón tay.
  • Thích trải nghiệm mới.
  • Hợp tác với trẻ khác.
  • Chơi trò đóng vai ba-mẹ.
  • Sáng tạo.
  • Tự thay quần áo.
  • Tưởng tượng về quái vật.
  • Hòa giải khi gặp xung đột.
  • Tập đếm.
  • Nhớ lại nội dung truyện được kể.
  • Tự kể những chuyện đơn giản.
  • Hiểu giống nhau và khác nhau là thế nào.
  • Trí tưởng tượng phong phú.
  • Nhớ địa chỉ nhà.

Nguồn: Theo Marry Baby