3 năm đầu đời của bé là một giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của ngôn ngữ. Đây là thời kỳ phát triển nhanh chóng về giao tiếp và sẽ không bao giờ quay trở lại trong cuộc đời.
1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ: từ 0 – 11 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian này em bé của bạn giao tiếp liên tục nhưng không phải bằng lời nói. Khả năng giao tiếp sẽ phát triển Điếu xì gà Oliva một cách tuần tự và các kỹ năng nâng cao sẽ được xây dựng trên một nền tảng cơ bản. Các cột mốc phát triển ngôn ngữ bao gồm:
– Khi sinh ra: ngôn ngữ để trao đổi của bé chính là tiếng khóc, mắt và cơ mặt. Những tiếng khóc khác nhau sẽ biểu hiện cho nhu cầu khác nhau. Lúc này nên ưu tiên cho bé nghe giọng nói của mẹ.
– Từ 4 – 6 tuần tuổi: trên khuôn miệng của bé sẽ xuất hiện nụ cười đầu tiên.
– Từ 7 – 9 tuần tuổi: âm thanh đầu tiên từ miệng bé sẽ được phát ra.
– Từ 3 – 6 tháng tuổi: bé sẽ cười thành tiếng và biết hóng chuyện, đồng thời những tiếng khàn khàn từ cổ họng được phát ra.
– Từ 6 – 9 tháng tuổi: bé xác định được nguồn gốc của âm thanh, bập bẹ phát âm gây sự chú ý và phát âm các phụ âm như b, m, n.
– Từ 9 – 11 tháng tuổi: bé biết bắt chước cách tặc lưỡi, những nụ hôn hoặc những điều người lớn dạy bé. Bé bắt đầu biết bập bẹ 2 âm tiết (ba ba) và biết hiểu, thực hiện các lệnh đơn giản.
Thời điểm khi bé nói được từ đầu tiên thật là diệu kỳ. Chính giai đoạn tiền ngôn ngữ đã đặt nền móng cho giai đoạn này và đây là thời gian để bắt đầu cho những lời nói thực sự. Trong những tháng tới, bạn có thể mong đợi những cột mốc phát triển ngôn ngữ sau đây của bé:
– Từ 12 – 15 tháng tuổi: bé biết sử dụng một hoặc hai từ phổ biến có ý nghĩa như bà, bố, mẹ và hiểu được những từ cơ bản trong những tình huống quen thuộc.
– Từ 15 – 18 tháng tuổi: bé biết nói những từ ngắn và nói được tên người, tên các loài động vật, đồ chơi quen thuộc theo yêu cầu. Chẳng hạn bé sẽ nói: chó, gà, bóng…
– Từ 18 – 21 tháng tuổi: bé nhận biết được từ 6 – 20 từ quen thuộc, nhận biết được mắt, mũi, miệng, tóc của mình.
3. Giai đoạn phát triển từ “từ” thành “câu”: từ 21 – 36 tháng tuổi
Trong giai đoạn này bé sẽ xâu chuỗi dần các từ thành câu và gia tăng tốc độ nói. Kết thúc giai đoạn này bé có thể kể được những câu chuyện ngắn hay nói lại được ngắn gọn những gì bé trải qua. Những sự kiện quan trọng trong giai đoạn này gồm:
– Từ 21 – 24 tháng tuổi: bé hiểu được những lời giải thích đơn giản và bắt đầu sử dụng hai từ trong một câu như chào ba, chào bà, chào mẹ…
– Từ 24 – 27 tháng tuổi: bé biết thực hiện một loạt các mệnh lệnh ngắn của bố mẹ và bắt đầu sử dụng ba từ trong một câu như: con ăn cơm, con khát nước…
– Từ 27 – 30 tháng tuổi: bé thích nghe những câu chuyện về những người thân quen, biết nói tên của mình khi có ai hỏi.
– Từ 30 – 33 tháng tuổi: bé thích đọc những sách có tranh ảnh.
– Từ 33 – 36 tháng tuổi: bé có thể sử dụng được 200 từ hoặc nhiều hơn nhưng cách phát âm vẫn chưa chính xác và mắc những lỗi về ngữ pháp phổ biến.
Bạn cần nhớ rằng khung tuổi của các giai đoạn này chỉ là tương đối. Một số trẻ em có thể nói chuyện một cách rất tự nhiên, nói chuyện nhiều hơn và sớm hơn những trẻ cùng trang lứa khác.
Bạn có thể xem xét đến việc trợ giúp của những người chuyên nghiệp nếu cột mốc ngôn ngữ của bé bị trì hoãn từ 3-6 tháng hoặc nhiều hơn, bị chậm trễ so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng thính https://tungshop.com/xi-ga/xi-ga-oliva/ giác của bé được kiểm tra cẩn thận trước lúc hai tuổi vì đó cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ về ngôn ngữ.